Tỷ suất lợi nhuận là gì là thắc mắc của rất nhiều người đặt ra, đặc biệt là việc tính tỷ suất lợi nhuận như thế nào, vai trò tỷ suất lợi nhuận đối với doanh nghiệp to lớn ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
– Tỷ suất lợi nhuận là tỉ số phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Lợi nhuận là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận được tính dựa trên: doanh thu, vốn, lợi nhuận chi phí. Cụ thể như sau:
– Tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu(ROS) có ý nghĩa là một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ số này càng cao càng tốt. Điều này chứng tỏ rằng,hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả cao, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ.
– Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của doanh nghiệp, có thể hiểu một cách đơn giản là một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao, thì chứng tỏ rằng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tốt.
– Tỷ suất lợi nhuận chi phí: Với chỉ tiêu này sẽ phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ chi phí thấp, mà lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp cao.
Vai trò của tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp là gì?
Với nội dung trên chắc chắn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi tỷ suất lợi nhuận là gì rồi đúng không. Lợi nhuận trong doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cụ thể vai trò lợi nhuận như sau:
Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận đóng vai trò vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là điều kiện để tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Nếu không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không có vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi cũng như thực hiện tối đa hóa lợi nhuận.
Chỉ khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có tiền đề vật chất để đảm bảo an toàn, vốn điều lệ kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản giúp đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: chỉ tiêu lợi nhuận càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động đang hiệu quả, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đặt ra của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ.
Vì thế để mang lại lợi nhuận kinh tế doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch sản xuất thật tốt, đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và có những biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh.
Lợi nhuận tích lũy quan trọng giúp doanh nghiệp đầu tư chiều sâu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nó là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Vai trò của lợi nhuận đối với nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp đối với nhà nước chính là góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội. Thông qua đó, Nhà nước có thể thực hiện các hoạt động đầu tư để phát triển nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi, cải tạo, mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cá nhân cho người lao động, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội công bằng văn minh.
Lợi nhuận là một trong những thước đo phản ánh được tính hiệu quả của chính sách quản lý vĩ mô đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách vĩ mô của Nhà nước đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển tốt hơn, giúp doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận hoạt động của mình. Không những thế, lợi nhuận còn là động lực phát triển nền kinh tế quốc gia.
Đối với chủ thể đầu tư và người lao động: lợi nhuận chính là niềm mơ ước, là khát vọng, ước muốn của nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế cho chính chủ đầu tư. Đối với người lao động họ sẽ được trả lương thỏa đáng, phát huy được tinh thần sáng tạo, có trách nhiệm hơn đối với công việc, giúp hoạt động của doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Kết luận Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất lợi nhuận chính là mục tiêu, động lực là điều kiện để tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Không những thế nó còn góp phần cải thiện cuộc sống, tái sản xuất sức lao động của người lao động, đồng thời đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tích lũy cơ bản, mở rộng nền kinh tế quốc gia.